Thứ Sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024

Sơ lược lịch sử họ Nguyễn: "NGUYỄN TỘC VĂN GIANG"

Họ Nguyễn ở thôn Văn Giang, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội[1] là một dòng họ lớn, có bề dày lịch sử và truyền thống.

                  Theo một số tư liệu, thư tịch, truyền thuyết dân gian tại địa phương và những câu chuyện kể lưu truyền trong ký ức dòng tộc, có thể khẳng định ít nhất từ nửa đầu Thế kỷ XVI đã xác lập Nguyễn Tộc ở vùng đất Văn Giang. Cụ ông  Nguyễn Quý Công, tự Thông Minh, hiệu Đô Thự là người Thái Bình (trấn Sơn Nam Hạ) cùng cụ bà Lê Thị Hằng, hiệu Từ Tâm (gốc Thanh Hóa) đến lập thân tại Văn Giang từ năm Đinh Hợi (1527)và 4 người con trai từ quê lên đây sinh sống, lập nghiệp. Chính vì vậy, hai cụ được suy tôn là Thủy Tổ Khảo và Thủy Tổ Tỷ của "Nguyễn Tộc Văn Giang".

- Người con cả: Nguyễn Tiến Hưng (Chi Giáp) nay Ông Cây làm trưởng.

- Người con thứ hai: Nguyễn Khắc Cần (Chi Ất) nay Ông Nhân làm trưởng.

- Người con thứ ba: Nguyễn Công Cẩn (Chi Bính) nay Ông Thảo là trưởng.

- Người con thứ tư: Nguyễn Phúc Tuyên(Chi Đinh) vì lý do làm con nuôi ở làng Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa. Từ xưa vẫn về với tổ và giúp đỡ cho nhau. Nay là họ to ở làng Thái Bình. Hiện nay vẫn về lễ tổ tại mộ tổ trên chùa.

         Năm 1546 Tổ ông mất ngày 21/8 âm lịch Hưởng thọ 63 tuổi, mộ táng tại một khu đất rộng 2 mẫu bắc bộ, vì lụt lội làng cần đất xây chùa, ngôi chùa Văn Giang ở đường đầu Đồng Quan đã được về xây dựng ở khu đất này. Đến năm 1951 do thực dân Pháp chiếm đóng ngôi chùa đã bị phá, năm 1956 sau giải phóng xã Đại Nghĩa đã xây dựng trường cấp1, 2 Đại Nghĩa trên đất này. Sau khi trường cấp 2 di chuyển đến cơ sở mới thì chùa Diên Khánh được xây dựng. Do có ngôi mộ từ trước nên mộ vẫn được tồn tại trong đất chùa (Chùa Diên Khánh, thôn Văn Giang hiện nay).

         Tổ bà là Lê Thị Hằng hiệu từ Tâm quê gốc ở tỉnh Thanh Hóa cố mất ngày 20/7 âm lịch hưởng thọ 70 tuổi, mộ táng ở Đống Bương thôn An Đã xã An Tiến huyện Mỹ Đức.

        Năm 1937 dòng họ đã xây dựng nhà thờ họ “Nguyễn tộc từ đường” có đày đủ Ngai, Hoành phi, câu đối. Ngày giỗ có tế, lễ, chào, hát. Từ năm 1945 cách mạng tháng 8, Đại bái của nhà thờ được sử dụng làm trường dạy học. Khi giặc Pháp chiếm đóng phá Đình, Chùa. Các cụ rước tượng thần Hoàng làng, tượng phật về thờ ở đây.

         Nhà thờ Nguyễn Tộc Văn Giang

Ngày 07/10/1961. Bác Hồ về nhà thờ họ giảng Nghị quyết V của BCH Trung ương Đảng về phát triển nông nghiệp và từ sau đó nhà thờ họ đã trở thành nhà lưu niệm Bác Hồ về với nhân dân xã Đại Nghĩa.

     

   Không gian trước mặt nhà thờ

Năm 1992 dân làng làm được ngôi Đình Trung và rước thần, phật, đồ thờ của làng về thờ ở Đình Trung hiện nay. Hiện nay nhà thờ họ được bày các hoành phi câu đối cụ thể như sau:

*/ Bên trong nhà thờ được trang trí:

  1.  Câu đối trong cùng mang dòng chữ:

“ Thọ sơn tiền đối thiệu bồi công

Văn phái viễn lưu tu tích đức”.

  1. Câu đối lòng mo mang dòng chữ:

“Thanh bình thừa hưởng thiệu gia phong

Thái thịnh vĩnh tuy minh tộc phả”.

  1. Câu đối hai bên hậu cung mang dòng chữ:

“Tổ tiên xưa đã dầy công xây đắp thành công đức

Con cháu nay góp sức điểm tô sáng nghiệp vạn xuân”.

       4.

“ Người xưa ăn ở nhân hậu cháu con hoan lạc

Nay nối tiếp tiền nhân tô thắm vạn niên xuân”.

 

     5.

“ Nền móng tiền nhân xây thành nghiệp

Hiếu thuận cháu con giũ vững tồn”.

 Hai câu đối ngoài trụ cổng (do Viện Hán Nôm)

Vế 1: Nguyễn đường trường dẫn mạch Văn Giang tự cổ hữu di luân.

Vế 2: Lưu niệm kỷ thâm ân Đại Nghĩa chí kim do tưởng tượng.

Vế 1: Đoài sơn tự cổ trung linh khí.

Vế 2: Chấn thủy nhi kim hưởng phúc tài.

Cổng nhà thờ Nguyễn Tộc Văn Giang

6. Câu đối lòng mo:

Vế 1: Nhập thanh quảng đại thứ thế gia.

Vế 2: Tổ đức quang minh truyền hậu duệ.

7. Câu đối giáp tường hậu cung giữa:

Vế 1: Bất vong hậu thế còn tôn thân.

Vế 2: Hữu táo tiền tu kiêm xỉ đức.

8. Câu đối giáp tường hai gian bên:

Vế 1: Nền thọ đức ông cha ta đã dựng.

                    Vế 2:  Đạo tôn thân con cháu đừng quên.

9. Câu đối cột con:

                    “ Ơn cội nghìn cành dâng lộc biếc

Nhớ nguồn chăm họ tỏa hương thơm”

10. Câu đối lớn đại  bái gian giữa:

Vế 1: Miếu bao đời chắn gió ngăn sương hương khói.

Vế 2: Còn lâu nhớ đức tổ tin xây từ trước

11. Câu đối cột bên ngoài đại bái:

“ Ngót ngàn dặm trèo non lội suối cơ đồ dựng

Lại khuyên răn con cháu giữ về sau”

*/ Hoành phi bên ngoài đại bái:

1. Hoành phi giữa: Nguyễn Đường Từ

2. Hoành phi bên tả: Đức Duy Hinh

3. Hoành phi bên hữu: Thiện Hữu Khánh

*/ Hoành phi trong hậu cung

1. Hoành phí giữa: Ẩm Hà Tư Nguyên

2. Hoành phi bên hữu: Thọ Cao Sơn.

 

 

 

 

[1]Xa xưa Văn Giang thuộc xã Đại Nghĩa, huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng; sau là huyện Yên Đức, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (1888-1965); huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (1965-1976, 1991-2008), Hà Sơn Bình 1976-1991), thành phố Hà Nội (2008 đến nay) 

 

Nguồn: Ban tộc biểu Nguyễn tộc

Bình luận