Thứ Sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024

Giới thiệu chung về huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội

Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 1/8/2008, là huyện của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, ranh giới là con sông Đáy.

Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 1/8/2008, là huyện của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, ranh giới là con sông Đáy.

Huyện có địa hình đồng bằng, cao trung bình 1 - 3m. Phía Tây và Nam có núi, núi Hương Sơn có đỉnh cao nhất 397m, có cánh đồng và thung lũng Karst. Sông Đáy chảy suốt chiều dài huyện, hồ lớn nhất là hồ Quan Sơn.

Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâmHà Nộichưa đầy 50km. Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có vẻ đẹp nổi tiếng. Phía Đông có dòngsông Đáychảy dọc từ Bắc Xuống Nam. Giao thông đường bộ có tuyến quốc lộ 21B chạy từHà Đông, qua thị trấn Đại Nghĩa, sangtỉnh Hà Nam. Giao thông đường sông có con sông Đáy, cùng hệ thống sông suối nhỏ chằng chịt trên địa bàn huyện.

Các đơn vị hành chính của xã bao gồm thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Đốc Tín, Vạn Kim, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Hợp Thanh, Đại Hưng, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến, Hương Sơn.

Kinh tế

Kinh tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là du lịch. Thế nhưng, bên cạnh du lịch, huyện cũng tập trung phát triển các ngành kinh tế khác như nông nghiệp và công nghiệp. Trước mắt, huyện đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu.

Trong những năm qua, huyện đã phát triển theo hướng khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh đầu tư nhiều mặt. Từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định những cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng cây, con, từng vùng chuyên canh... đưa nhiều giống cây con, mới, chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Nhờ vậy giá trị ngành nông nghiệp ngày càng cao, trong đó giá trị chăn nuôi chiếm một tỷ trong lớn. Công nghiệp của huyện chưa có nhiều dự án lớn, song tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan đã có những bước phát triển quan trọng. Vùng trồng dâu nuôi tằm của huyện được duy trì, mở rộng diện tích. Huyện đang đẩy mạnh tổ chức sản xuất các nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, nghề dệt, nghề thêu đồng bộ với mở rộng thêm nghề mới như mây tre đan. Hằng năm, huyện đều tổ chức mở các lớp khuyến nông, đào tạo nghề.

Xác định trọng điểm phát triển kinh tế của mình là phát triển dịch vụ du lịch nên trong những năm qua, Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ. Theo thông tin từ UBND huyện thì:"Huyện đã tổ chức việc kiểm kê, tu bổ, bảo vệ hằng trăm di tích đền, đình, chùa, nhà thờ. Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo... Nhờ chọn đúng mục tiêu, xác định bước đi và cách làm phù hợp, chỉ đạo cụ thể, đồng bộ, bức tranh kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới. Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm. Các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh có sẵn, Mỹ Đức xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới. Trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành sang sản xuất hàng hóa, nâng giá trị thu nhập trên một ha canh tác. Điều đó có nghĩa là phải tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi hiệu quả. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Để du lịch, dịch vụ thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nắm bắt thời cơ, thu hút những nhà đầu tư thực sự có tầm cỡ, huyện phải có chính sách kêu gọi đầu tư đồng bộ từ Trung ương và thành phố để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch từ Hương Sơn và Quan Sơn. Đồng thời, huyện phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó cần tập trung nâng cấp mạng lưới giao thông, từng bước hình thành các cụm dân cư, các đô thị theo quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư, phát huy thế mạnh các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Những bước đi ban đầu ấy đều nhằm biến khát vọng thành hiện thực để món quà tặng vô giá của thiên nhiên ngày càng trở nên có ý nghĩa mang lại hiệu quả cao cho cuộc sống người dân".

Tiềm năng du lịch

Mỹ Đức nổi tiếng với khu danh thắng Hương Sơn với quần thể hang động, núi sông và chùa chiền nổi tiếng như:động Hương Tích,suối Yến,chùa Hương... Lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là lễ hội dài nhất trong cả nước. Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà du khách có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp "hình sông thế núi", có cơ sở chiêm ngưỡng bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc.

Bên cạnh Hương Sơn,khu du lịch Quan Sơncũng là vùng đất có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái, phong cảnh. Những ngọn núi đá vôi sừng sững mọc lên trên mặt nước tạo cho khách ấn tượng về vẻ đẹp kỳ khôi của đá và nước. Các hòn sư tử, Trâu trắng, Quai chèo, Voi phục,… luôn là những điểm đến hấp dẫn của biết bao du khách.

Để tạo điều kiện cho du khách xa gần có dịp tham quan, ngắm cảnh, huyện đã từ gần 70 tỷ đồng vào việc sửa chữa, cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, khởi công xây dựng tuyến cabin cáp treo, cải tạo và xây dựng mới ba cổng, trạm bán vé cho khách, đồng thời, đảm bảo thông suốt mạng lưới viễn thông trong toàn bộ khu vực danh thắng này.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Mỹ Đức- TP. Hà Nội

Bình luận